Thứ Hai, 28 tháng 12, 2009

THIẾT KẾ MÃ VẠCH SẢN PHẨM

Câu chuyện mã vạch vốn sẽ không có gì đáng để nói, song, vào tháng 7 năm 2004 công ty Design Barcode ra đời đã thay đổi toàn bộ quan điểm của thế giới về những mã vạch đã quá buồn chán.

Với phương châm “Big ideas are small”, công ty Design Barcode đã lần lượt rinh về các giải thưởng về thiết kế: giải thiết kế tốt năm 2005, giải TDC năm 2006 và đặc biệt là giải thưởng Titanium của liên hoan quảng cáo Cannes Lions năm 2006 – một liên hoan quảng cáo lớn và có uy tín trong ngành quảng cáo, đã đánh dấu một bước chuyển mình lớn của mã vạch và là sự ghi nhận của toàn thế giới về sự độc đáo của mã vạch mà công ty Design Barcode đã mang đến.

Đội ngũ thiết kế của Design Barcode
Với những thiết kế thông minh, thú vị, thậm chí là hài hước, mã vạch đóng một vai trò không nhỏ trong việc thiết kế bao bì. Điều này làm người tiêu dùng thật sự thích thú, chỉ cần 4.000 USD là bạn có thể sở hữu một barcode độc đáo cho riêng công ty của mình.
Những mã vạch họ đã thực hiện:

Thiet ke ma vach

Thiet ke ma vach

Thiet ke ma vach

Thiet ke ma vach

Thiet ke ma vach

Thiet ke ma vach

Thiet ke ma vach

Thiet ke ma vach

Thiet ke ma vach

Thiet ke ma vach

Thiet ke ma vach

Thiet ke ma vach

Thiet ke ma vach

Thiet ke ma vach

Thiet ke ma vach


Và Sản phẩm:
Thiet ke ma vach

Thiet ke ma vach

Thiet ke ma vach

Thiet ke ma vach

Thiet ke ma vach

Thiet ke ma vach

Thiet ke ma vach

Thiet ke ma vach

Thiet ke ma vach

Thiet ke ma vach

Thiet ke ma vach

Thiet ke ma vach

Thiet ke ma vach

Thiet ke ma vach

Thiet ke ma vach

Thiet ke ma vach

Thiet ke ma vach

Thiet ke ma vach

Thiet ke ma vach

Thiet ke ma vach

Thiet ke ma vach

Thiet ke ma vach

Thiet ke ma vach

Thiet ke ma vach

Thiet ke ma vach


Senviet xin giới thiệu đến các bạn trọn bộ sưu tập về mã vạch mà công ty Design Barcode đã thực hiện và những ứng dụng của mã vạch lên từng sản phẩm chuyên biệt.

Ban đầu, những ý tưởng về mã vạch này chỉ được áp dụng trên đất nước mặt trời mọc – Nhật Bản, đến nay công ty đã có thêm một trụ sở ở Mỹ.
Các bạn có thể ghé thăm trang web của Design Barcode tại Nhật: http://www.d-barcode.com
Website tại Mỹ: http://www.barcoderevolution.com

Nguồn: http://www.senviet.info

Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2009

Ý nghĩa của màu sắc trong thiết kế thương hiệu

Tất cả các hộp của Tiffany đều xanh ngọcMột cái hộp Tiffany có màu gì? Màu xanh ngọc của vỏ trứng chim robin. Tất cả các hộp của Tiffany đều xanh ngọc. Nếu Tiffany đã dùng nhiều màu khác trên vỏ hộp thì họ đã mất cơ hội tuyệt vời để tăng cường cái tên thương hiệu với một màu rõ rệt.
Một thương hiệu nên dùng màu sắc trái ngược với màu sắc của thương hiệu cạnh tranh.
Một cách khác để làm nổi bật thương hiệu là dùng màu sắc. Nhưng màu sắc không phải là thuộc tính dễ dùng. Có hàng ngàn từ ngữ để chọn nhằm tạo ra một cái tên độc đáo, nhưng màu sắc thì không nhiều.
Cơ bản là, có 6 màu (đỏ, cam, vàng, xanh lá, xanh dương, tím). Tốt nhất là chọn một màu thôi từ 6 màu chính hơn là chọn một màu trung gian hoặc một màu pha trộn. Nhưng chọn màu nào?
Hãy nhớ rằng tất cả các màu đều không gây tác động như nhau đối với mắt người xem. Các màu về phía màu đỏ của quang phổ thì hơi tập trung vào phía trước võng mạc. Do đó khi bạn nhìn màu đỏ, thì nó có vẻ di chuyển đến trước mắt bạn.
Những màu ở phía màu xanh của quang phổ thì hơi tập trung vào phái sau võng mạc. Do đó màu xanh dương có vẻ di chuyển xa bạn.
Vì các lí do vật lý này, màu đỏ là màu có năng lượng và gây kích thích. Đỏ là màu đập vào mắt bạn và đó là lí do tại sao 45% các quốc kỳ trên thế giới đều có màu đỏ. (Xanh dương là màu nổi bật thứ nhì. Màu xanh dương có trong khoảng 20% các quốc kì trên thế giới.)
Xanh dương là màu tương phản với đỏ. Xanh dương tạo cảm giác an bình, yên tĩnh. Màu của sự nhàn tản, nhẩn nha.
Trong thế giới của thương hiệu, màu đỏ là màu có tính cách của người bán lẻ, thu hút chú ý. Màu xanh dương là màu có tính cách của tập đoàn, tạo ra sự bình ổn.
VD: Logo Coca-Cola màu đỏ, logo IBM xanh dương.
Các màu kia là màu trung gian. Màu cam gần đỏ hơn xanh dương. Xanh lá cây gần xanh dương hơn đỏ.
Màu vàng là màu trung tính. Nhưng vì nó nằm chính giữa phạm vi các dải song mà mắt bạn có thể phát hiện được, cho nên màu vàng cũng là màu sáng nhất. Do đó màu vàng được dùng trong các biển báo “hãy chú ý” như đèn giao thông màu vàng, các lằn sơn màu vàng, các biển báo màu vàng.
Bao năm qua một số màu đã mang số đặc tính.sac-mau-trong-thiet-ke-thuong-hieu
  • Màu trắng thanh khiết (thí dụ áo cưới màu trắng)
  • Màu đen sang trọng (thí dụ nhãn chai rượu Johnnie Walker Black Label)
  • Màu xanh dương là dẫn đầu, lãnh đaọ
  • Màu đỏ tía là vương giả, quý tộc
  • Màu xanh lá cây là màu của môi trường và sức khoẻ
Khi chọn một màu cho một thương hiệu hoặc một logo, các nhà quản lí thường tập trung vào tâm trạng mà họ muốn thiết lập hơn là cái bản sắc độc đáo mà họ muốn tạo ra. Và khi tâm trạng được xem là quan trọng, thì các yếu tố khác bị bỏ qua.
Các lãnh đạo công ty có sự lựa chọn trước hết. Nói chung, màu tốt nhất để chọn là màu tượng trưng cho chủng lọai nhiều nhất. John Deere là thương hiệu hàng đầu về máy cày. Bạn có ngạc nhiên không khi John Deere dùng màu xanh lá cây-Màu của cây cỏ, ruộng đồng- làm màu biểu tượng của thương hiệu?
Một công ty máy cày ở Brazil đã yêu cầu chúng tôi nghĩ giùm một tên thương hiệu và màu sắc của nó. Chúng tôi chọn cái tên Maxion làm tên thương hiệu vì nó có vẻ truyền đạt được “sức mạnh”, một đặc tính chủ yếu của máy cày. Nhưng màu cho cái thương hiệu máy cày mới toanh này nên là màu gì đây?
Màu xanh dương có tốt cho máy cày không? Không, nhưng việc tạo ra bản sắc riêng thì quan trọng hơn việc sử dụng màu đúng đắn.
Hertz, thương hiệu đầu tiên về dịch vụ cho thuê xe hơi, đã chọn màu vàng. Do đó Avis, một thương hiệu hạng nhì trong lĩnh vực này, đã chọn màu đỏ. Thương hiệu National dùng màu xanh lá cây.
Người ta thường lý luận mạnh mẽ rằng cần phải chọn một màu sắc trái ngược với màu mà các đối thủ cạnh tranh sừng sỏ của mình đã chọn. Khi bạn lờ đi cái quy luật về màu sắc thì hẳn bạn sẽ làm đại như thế.
Cái nước cola màu nâu đo đỏ. Cho nên hơn 100 năm qua cái màu hợp lý mà Coca-cola đã chọn cho thương hiệu là màu đỏ.
Pepsi xanh và Coca đỏ
Pepsi –Cola thì chọn màu dở tệ. Họ chọn màu đỏ và màu xanh dương làm màu thương hiệu. Màu đỏ tượng trưng cho màu nước cola, còn màu xanh dương để phân biệt với màu thương hiệu của Coca-Cola. Bao năm qua Pepsi đã chiến đấu với một phản ứng kém lý tưởng đối với chiến lược màu sắc của Coca-Cola.
Bạn hãy nói thực nhé. Trong tâm trí của bạn, chẳng phải thế giới có vẻ ngập tràn các biểu tượng màu đỏ của Coca-Cola hay sao? Và tạo ra quá nhiều biểu tượng của Pepsi-Cola chẳng phải là khó khăn hay sao? Pepsi có mặt ở đó, nhưng việc thiếu một màu sắc độc đáo tạo sự khác biệt đã khiến Pepsi chìm lỉm trong đại dương màu đỏ của Coca-Cola.
Gần đây Pepsi đã sáng ra một chút, không sáng mắt thì sáng màu. Họ đang thực hiện cái mà lẽ ra họ đã phải thực hiện cách đây 50 năm. Hãy làm cho màu sắc thương hiệu trái ngược với màu của đối thủ cạnh tranh.
Pepsi xanh và Coca đỏ
Pepsi chọn màu xanh dương độc nhất. Một loại Pepsi mới ra đời Pepsi Blue (Pepsi Xanh đã có lần lên cơn sốt ở Việt Nam nhưng nhanh chóng biến mất bởi ít ai nghĩ có thể uống được cái màu xanh không tự nhiên đấy). Pepsi thậm chí còn chơi sang, sơn màu xanh dương cho một chiếc máy bay siêu thanh Concorde để chở cái thông điệp màu xanh đi tới các nhà máy đóng chai nước giải khát này khắp thế giới.
Hãy làm trái ngược, Kodak màu vàng thì Fuji màu xanh lá cây.
Màu vàng (như trong Golden Arches) cũng là màu rất phân biệt của McDonald’s, mặc dù cái logo thực sự của nó hầu như màu đỏ. Nhưng Burger King màu gì? i
Burger King đã sai lầm khi chọn màu của hamburger thay vì chọn màu trái ngược với màu của các đối thủ cạnh tranh sừng sỏ của mình. Burger King đã kết hợp màu vàng của vỏ bánh hamburger với màu đỏ cam của thịt. Một logo gọn gàng nhưng chọn màu sắc tệ hại.
Budweiser màu đỏ, vậy Miller nên chọn màu gì?
Một trong các rắc rối mà Miller gặp phải là họ tung ra thị trường quá nhiều chủng loại sản phẩm đến nỗi chúng hủy diệt màu sắc để nhận dạng thương hiệu. Để phân biệt các chủng loại sản phẩm của mình, Miller đã dùng một dải màu phối hợp. Do đó họ đã mất cơ hội để phân biệt họ với Budweiser, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của họ.
Hãy nghĩ đến màu sắc không thể nhầm lẫn trên vỏ hộp nữ trang Tiffany. Bằng cách chuẩn hóa một màu duy nhất và dùng mãi suốt bao năm qua, bạn có thể tạo ra một sự hiện diện mạnh mẽ về phương diện thị giác trong cái thế giới rối tung này. Vào mùa giáng sinh, mỗi thương hiệu, mỗi cửa hàng đều dùng màu xanh lá cây và màu đỏ (2 màu đặc trưng của Noel) để trang trí, từ M&M’s đến Macy’s. Tuy nhiên, Tiffany&Co. vẫn cứ dùng màu xanh dương, và họ thậm chí còn đáng chú ý hơn khi trở thành món quà đặt dưới cây thông giáng sinh.
Các bà vợ ôm chồng ngay khi họ thấy cái hộp màu xanh dương của vỏ trứng chim robin. Khỏi cần mở ra họ cũng biết bên trong hộp có cái tuyệt vời gì.
Trong khi một màu đơn độc luôn luôn là màu chiến lược tốt nhất cho một thương hiệu, đôi khi bạn có thể tạo ra nhiều màu. Federal Express (FedEx), công ty giao nhận hàng suốt đêm hàng đầu, đã muốn các kiện hàng nằm nổi bật trên bàn người nhận. Do đó họ kết hợp hai màu gây sốc là cam và đỏ tía.
Khi một kiện hàng do FedEx giao đến nơi, ai cũng thấy kiện hàng do FedEx giao đã đến. Nó khác nào bộ quần áo tắm màu cam và đỏ tía trong đại dương màu xanh dương của các công ty.
Cứ dùng mãi một màu qua bao nhiêu năm có thể giúp thương hiệu khắc sâu vào tâm trí mọi người. Bạn hãy nhìn cái màu vàng của Caterpillar, màu nâu của United Parcel Service (UPS), màu đỏ của Coca-Cola và màu xanh dương của IBM. Cái màu xanh dương vĩ đại đã làm gì cho IBM, thì một màu vĩ đại sẽ làm thế cho thương hiệu của bạn.
Nguồn: vnbrand.net

Puma Logo - Phong cách thể thao

puma-logoPUMA (được biết với tên chính thức là PUMA AG Rudolf Dassler Sport) là một công ty đa quốc gia nổi tiếng về sản xuất trang phục thể thao ở Đức. Là công ty được biết đến nhiều nhất với các mẫu giày đá bóng.
Công ty Adidas thuộc sở hữu của 2 anh em nổi tiếng là Adolph Dassler và Rudolf Dassler. Năm 1948, Rudofl đã tách khỏi Adidas và tự thành lập một công ty giày mang tên Puma. Nó là hãng sản xuất trang phục thể thao đứng thứ 3 thế giới sau Nike và Adidas, chuyên sản xuất và tiếp thị những dòng sản phẩm danh tiếng bao gồm giấy dép, quần áo và phụ kiện kèm theo. Với việc Puma được phân phối sản phẩm đến hơn 80 quốc gia, nó đã thiết lập và được công nhận uy tín trong thị trường Sports Lifestyle - “phong cách thể thao” hiện nay.
Puma tài trợ rộng khắp cho hơn 30 đội tuyển quốc gia. Và cũng tài trợ cho nhiều siêu sao bóng đá như Pele, Johan Cruijff, Enzo Frandcescoli, Diego Maradona và Lothar Matthaus. Puma còn là nhà sản xuất chính trang phục và giày cho các tay đua. Đặc biệt là cho Formula One và NASCAR.
Ngày nay, thương hiệu Sportslifestyle Puma được tin dùng cho việc thể hiện phong thái tốt nhất qua các thiết kế các mẫu giày và trang phục thể thao khác. Nhưng bên cạnh những sản phẩm tinh xảo của mình, Puma còn rất xuất sắc trong việc đưa những đường nét độc đáo của mình vào việc khẳng định thương hiệu, đó chính là Logo Puma.

Nokia Logo

nokia-logoCông ty Nokia xuất hiện trong giới kinh doanh phương tiện truyền thông từ 1960 và đã trở thành người dẫn đầu trong ngành công nghiệp này trên toàn cầu.
Logo Nokia,và công ty, cũng giống với công nghệ điện thoại, những ứng dụng công nghệ cao và những phương thức mới dùng để kết nối truyền thông và khám phá.
Chính vậy khi thiết kế logo, công ty Nokia đã rất nỗ lực để thể hiện hết sứ mệnh của công ty qua mẫu logo của mình. Do vậy, thông điệp nổi tiếng “Nokia Connecting People” đã được ra đời.
Nét nổi bật của Logo Nokia :
Hãy chú ý vào những điểm độc đáo của logo Nokia , nó thật sự đã mang lại sức quyến rũ cho thương hiệu.
Khẩu hiệu được đưa ra là gì ?
Logo Nokia có khẩu hiệu khá nổi và nó đã mang lại vị trí thực sự cho thương hiệu trong ngành công nghệ viễn thông này. Câu khẩu hiệu thông minh tượng trưng cho tiêu chí của công ty, sự kết nối tất cả mọi người và gạt đi những rào cản, khoảng cách với nhau. Điều đó tạo nên sự năng động đối với logo Nokia.
nokia-logo-history
Các mẫu logo trước của Nokia

Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2009

15 wonderfully simple logo design

It’s no coincidence that the most memorable logo designs are also the most simple in appearance. You want the identities you create to be instantly recognisable, acting as a memorable identifier for the company they represent. A consumer will normally just take a fleeting glimpse at a logo, and an overly complex mark will make that opportunity redundant.

Here are 15 examples of simple, successful designs.

1/ WWF
Designed by Sir Peter Scott, in 1961.

WWF logo

2/ Shell
Designed by Raymond Loewy, in 1971.

Shell logo

3/ Bayer
Designed by Bayer, in 1904.

Bayer logo

4/ Message
Designed by Sam Dallyn, in 2001.

Message logo

5/ USA Network
Designed by Peloton Design, in 2005.

USA Network logo

6/ Innocent
Designed by Deepend, in 1999.

Innocent logo

7/ British Golf Museum
Designed by Tayburn, in 2004.

British Golf Museum logo

8/ London Underground
Designed by Edward Johnston, in 1918.

London Underground logo

9/ Mitsubishi Motors
Designed by Yataro Iwasaki, in 1870.

Mitsubishi logo

10/ Shelter
Designed by Johnson Banks, in 2003.

Shelter logo

11/ 3M
Designed by Siegal & Gale, in 1977.

3M logo

12/ Apple
Designed by Regis McKenna Advertising, in 1977.

Apple logo

13/ Penguin
Designed by Edward Young, in 1935.

Penguin logo

14/ Families
Designed by Herb Lubalin, in 1980.

Families logo

15/ Waterways Trust
Designed by Pentagram, in 2000.

Waterways Trust logo

Are there any designs you’d add to this collection?

http://www.logodesignlove.com