Khái niệm Logo và Symbol
Ở đây chúng ta không sa vào mớ hỗn độn giữa khái niệm với định nghĩa. Tôi chỉ đưa ra cách hiểu thực tế cô đọng nhất.
Logo được hiểu là sự khái quát, cách điệu đến mức đơn giản nhất một sự vật cụ thể có tên riêng vào mặt phẳng 2D, thông thường là tên một công ty, một tập đoàn, một tổ chức, hay một người nào đó. Logo phổ thông có hai dạng: dạng thứ nhất gồm hình ảnh được cách điệu và tên thương hiệu đi kèm (Icon + Text), dạng thứ hai gồm các ký tự trong tên thương hiệu được hình học hóa trực tiếp thành logo (Text only).
Symbol có thể hiểu là biểu tượng. Trong đồ họa, Symbol là sự khái quát, cách điệu sự vật nào đó thường có tên gọi là một danh từ chung hoặc một cái tên chỉ vật loại không cụ thể. Ví dụ các biểu tượng thời tiết, tiền tệ, giao thông, giải trí, thể thao…
Biểu hiện dễ thấy nhất của sự nhầm lẫn này là một logo rườm rà, kể lể, nhiều chi tiết nhưng rất chung chung, không nói lên được đặc điểm riêng của chủ thể logo. Ví dụ rất nhiều công ty có trong logo của họ hình ảnh tia chớp, hay quả địa cầu, hay các vạch ngang, vạch chéo đi lên… để thể hiện mong muốn phát triển, mở rộng, trong khi phần lớn chẳng có liên quan gì đến trái đất hay khí hậu cả. Đi dọc theo những phố chuyên biển hiệu ở Hà Nội như Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Thanh Xuân… ta có thể thấy vô số logo làm sẵn giống hệt nhau kiểu này. Bạn chỉ việc thay tên công ty vào là xong. Không chỉ các công ty cỡ nhỏ, rất nhiều thương hiệu lớn cũng mắc bệnh trên.
Sự khác nhau giữa logo và symbol
Thật ra không có bộ luật nào quy định rõ ràng. Về bản chất, cả hai đều hình thành dựa trên tư duy khái quát thị giác (visualization). Việc thiết kế logo và symbol đều là cách điệu toàn bộ hay một phần tiêu biểu nhất của sự vật, nhưng chúng không giống nhau. Ví dụ ba phần mềm CorelDraw, 3DMaxs, và Adobe Premiere đều có logo riêng, nhưng symbol biểu thị chúng thì không giống nhau. Symbol về CorelDraw có thể là cây bút chì để thể hiện lĩnh vực đồ họa 2D, symbol về 3DMaxs có thể là hình khối hộp để thể hiện lĩnh vực không gian 3D, còn symbol về Adobe Premiere có thể là hình nút “Play” để thể hiện lĩnh vực phim ảnh. Như vậy, logo CorelDraw chỉ có thể dùng cho phần mềm CorelDraw nhưng symbol cây bút chì thì có thể dùng chung cho cả phần mềm khác như Illustrator, Paint, hay chỉ chung cho lĩnh vực mỹ thuật, thiết kế, đồ họa… Nếu như bạn cố gắng đưa cây bút chì vào logo của CorelDraw, như vậy là bạn đang “symbol hóa” logo. Bởi vì, có nhiều phần mềm như Illustrator, Freehand, AutoCad … cũng thuộc lĩnh vực 2D, do đó cây bút chì không nói lên được bản sắc riêng của từng phần mềm. Symbol thường được dùng đi kèm để làm rõ đặc tính của sản phẩm, nhưng không thay thế được sản phẩm. Ví dụ symbol hay kèm theo logo CorelDraw là hình khinh khí cầu, con kỳ nhông đổi màu…, symbol kèm theo Illustrator là hình Vệ nữ, cánh hoa,… đó là những hình ảnh ẩn dụ thể hiện những ưu thế về màu sắc trong các software trên. Nếu muốn một cây bút chì trở thành logo của một phần mềm đồ họa, bạn phải làm cho nó có bản sắc riêng của phần mềm đó. Ví dụ, cây bút chì phụt khói như tên lửa để thể hiện tốc độ, bút chì có thân uốn lượn như lụa để thể hiện sự linh hoạt, bút chì có vạch phân ly trên thân để thể hiện sự chính xác, hay bút chì hai đầu thể hiện sự tiện dụng, đa năng,…
Chính vì cả logo và symbol đều hình thành từ tư duy khái quát thị giác nên ta dễ nhầm lẫn chúng với nhau, thường là đưa tư duy của symbol vào logo, không loại trừ những người lâu năm trong nghề.
Hiểu thế nào mới đúng?
Đồ họa là công việc khái quát, tự thân nó không có đúng sai. Trong việc sáng tác logo, ai khái quát được cô đọng hơn thì sẽ giỏi hơn. Mỗi người có một phương pháp, nhưng tựu chung có hai công đoạn không thể thiếu: công đoạn trước là mấu chốt và khác với symbol, đó là tìm ra bản sắc riêng của logo, công đoạn sau giống với symbol: đó là tạo hình.
Để làm được công đoạn một, bạn phải dựa trên bản sắc riêng của chủ thể. Ví dụ cùng là logo ngành hàng không, nếu bạn chỉ đưa ra được hình ảnh cánh chim hay chữ gì đó đang bay quanh địa cầu thì quá chung chung. Xem lại logo các hãng hàng không thế giới, ta thấy của Vietnam Airlines trước kia là hình cánh cò, bây giờ là cánh sen, Thai Airway là hình hoa văn trên các mái chùa vàng, Aeroflot là hình búa liềm với cánh chim… Tất cả đều là những hình ảnh đặc trưng của từng nước. Như vậy, có một phông văn hóa cơ bản là điều vô cùng quan trọng. Logo không chỉ đòi hỏi tài năng tạo hình mà cả khả năng tìm hiểu tri thức, tất cả vốn sống của bạn. Khi đã tìm được bản sắc riêng nhất của chủ thể thì phần còn lại cũng giống như thiết kế một symbol, chỉ còn là hình học hóa thôi.
Hãy coi logo của một công ty cũng giống như chữ ký của một con người. Nếu bạn dùng một font và gõ tên ra, thì tất cả tên chúng ta đều cùng format. Đó là symbol. Nhưng nếu ký bằng tay, thì hình dạng, đường nét của chữ ký cũng chính là hình dáng, tính cách con người bạn. Bạn muốn mình cá tính hay lẫn lộn vào hàng nghìn người khác?
nguồn: http://azdesign.vn
Ở đây chúng ta không sa vào mớ hỗn độn giữa khái niệm với định nghĩa. Tôi chỉ đưa ra cách hiểu thực tế cô đọng nhất.
Logo được hiểu là sự khái quát, cách điệu đến mức đơn giản nhất một sự vật cụ thể có tên riêng vào mặt phẳng 2D, thông thường là tên một công ty, một tập đoàn, một tổ chức, hay một người nào đó. Logo phổ thông có hai dạng: dạng thứ nhất gồm hình ảnh được cách điệu và tên thương hiệu đi kèm (Icon + Text), dạng thứ hai gồm các ký tự trong tên thương hiệu được hình học hóa trực tiếp thành logo (Text only).
Symbol có thể hiểu là biểu tượng. Trong đồ họa, Symbol là sự khái quát, cách điệu sự vật nào đó thường có tên gọi là một danh từ chung hoặc một cái tên chỉ vật loại không cụ thể. Ví dụ các biểu tượng thời tiết, tiền tệ, giao thông, giải trí, thể thao…
Biểu hiện dễ thấy nhất của sự nhầm lẫn này là một logo rườm rà, kể lể, nhiều chi tiết nhưng rất chung chung, không nói lên được đặc điểm riêng của chủ thể logo. Ví dụ rất nhiều công ty có trong logo của họ hình ảnh tia chớp, hay quả địa cầu, hay các vạch ngang, vạch chéo đi lên… để thể hiện mong muốn phát triển, mở rộng, trong khi phần lớn chẳng có liên quan gì đến trái đất hay khí hậu cả. Đi dọc theo những phố chuyên biển hiệu ở Hà Nội như Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Thanh Xuân… ta có thể thấy vô số logo làm sẵn giống hệt nhau kiểu này. Bạn chỉ việc thay tên công ty vào là xong. Không chỉ các công ty cỡ nhỏ, rất nhiều thương hiệu lớn cũng mắc bệnh trên.
Sự khác nhau giữa logo và symbol
Thật ra không có bộ luật nào quy định rõ ràng. Về bản chất, cả hai đều hình thành dựa trên tư duy khái quát thị giác (visualization). Việc thiết kế logo và symbol đều là cách điệu toàn bộ hay một phần tiêu biểu nhất của sự vật, nhưng chúng không giống nhau. Ví dụ ba phần mềm CorelDraw, 3DMaxs, và Adobe Premiere đều có logo riêng, nhưng symbol biểu thị chúng thì không giống nhau. Symbol về CorelDraw có thể là cây bút chì để thể hiện lĩnh vực đồ họa 2D, symbol về 3DMaxs có thể là hình khối hộp để thể hiện lĩnh vực không gian 3D, còn symbol về Adobe Premiere có thể là hình nút “Play” để thể hiện lĩnh vực phim ảnh. Như vậy, logo CorelDraw chỉ có thể dùng cho phần mềm CorelDraw nhưng symbol cây bút chì thì có thể dùng chung cho cả phần mềm khác như Illustrator, Paint, hay chỉ chung cho lĩnh vực mỹ thuật, thiết kế, đồ họa… Nếu như bạn cố gắng đưa cây bút chì vào logo của CorelDraw, như vậy là bạn đang “symbol hóa” logo. Bởi vì, có nhiều phần mềm như Illustrator, Freehand, AutoCad … cũng thuộc lĩnh vực 2D, do đó cây bút chì không nói lên được bản sắc riêng của từng phần mềm. Symbol thường được dùng đi kèm để làm rõ đặc tính của sản phẩm, nhưng không thay thế được sản phẩm. Ví dụ symbol hay kèm theo logo CorelDraw là hình khinh khí cầu, con kỳ nhông đổi màu…, symbol kèm theo Illustrator là hình Vệ nữ, cánh hoa,… đó là những hình ảnh ẩn dụ thể hiện những ưu thế về màu sắc trong các software trên. Nếu muốn một cây bút chì trở thành logo của một phần mềm đồ họa, bạn phải làm cho nó có bản sắc riêng của phần mềm đó. Ví dụ, cây bút chì phụt khói như tên lửa để thể hiện tốc độ, bút chì có thân uốn lượn như lụa để thể hiện sự linh hoạt, bút chì có vạch phân ly trên thân để thể hiện sự chính xác, hay bút chì hai đầu thể hiện sự tiện dụng, đa năng,…
Chính vì cả logo và symbol đều hình thành từ tư duy khái quát thị giác nên ta dễ nhầm lẫn chúng với nhau, thường là đưa tư duy của symbol vào logo, không loại trừ những người lâu năm trong nghề.
Hiểu thế nào mới đúng?
Đồ họa là công việc khái quát, tự thân nó không có đúng sai. Trong việc sáng tác logo, ai khái quát được cô đọng hơn thì sẽ giỏi hơn. Mỗi người có một phương pháp, nhưng tựu chung có hai công đoạn không thể thiếu: công đoạn trước là mấu chốt và khác với symbol, đó là tìm ra bản sắc riêng của logo, công đoạn sau giống với symbol: đó là tạo hình.
Để làm được công đoạn một, bạn phải dựa trên bản sắc riêng của chủ thể. Ví dụ cùng là logo ngành hàng không, nếu bạn chỉ đưa ra được hình ảnh cánh chim hay chữ gì đó đang bay quanh địa cầu thì quá chung chung. Xem lại logo các hãng hàng không thế giới, ta thấy của Vietnam Airlines trước kia là hình cánh cò, bây giờ là cánh sen, Thai Airway là hình hoa văn trên các mái chùa vàng, Aeroflot là hình búa liềm với cánh chim… Tất cả đều là những hình ảnh đặc trưng của từng nước. Như vậy, có một phông văn hóa cơ bản là điều vô cùng quan trọng. Logo không chỉ đòi hỏi tài năng tạo hình mà cả khả năng tìm hiểu tri thức, tất cả vốn sống của bạn. Khi đã tìm được bản sắc riêng nhất của chủ thể thì phần còn lại cũng giống như thiết kế một symbol, chỉ còn là hình học hóa thôi.
Hãy coi logo của một công ty cũng giống như chữ ký của một con người. Nếu bạn dùng một font và gõ tên ra, thì tất cả tên chúng ta đều cùng format. Đó là symbol. Nhưng nếu ký bằng tay, thì hình dạng, đường nét của chữ ký cũng chính là hình dáng, tính cách con người bạn. Bạn muốn mình cá tính hay lẫn lộn vào hàng nghìn người khác?
nguồn: http://azdesign.vn
bạn này chỉ mình nhúng mấy con cá kia vào blog với nhé:)
Trả lờiXóaChào Mai Linh,
Trả lờiXóaMình ít vào blog nên giờ mới phản hổi lại cho cậu được:
Nhúng mấy con cá vào Blog: Cậu Đăng nhập > Thiết kế> Thêm tiện ích > chọn danh mục: Phố biến nhất> fish.
ok, hiiii, ở đó có nhiều tiện ích, cậu có thể thêm vào theo ý thích.