Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

Cúp vàng mang bản sắc Nga – FIFA công bố logo World Cup Russia 2018

FIFA công bố Logo World Cup Russia 2018. Biểu tượng mới có điều gì đặc biệt?
Ngày 28/10 vừa qua, Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) chính thức công bố biểu tượng World Cup 2018 sẽ diễn ra tại Nga. Được biết, thiết kế mang dấu ấn về con tàu vũ trụ Sputnik cùng những biểu trưng cho nghệ thuậttruyền thống trên xứ sở Bạch Dương. Sản phẩm thương hiệu này được sáng tác bởi công ty tư vấn thiết kế Bồ Đào Nha Brandia Central, cũng là công ty đảm nhận thương hiệu cho Euro 2012 do Ba Lan và Ukraina đồng đăng cai, và sự kiện Euro 2016 sẽ được tổ chức tại Pháp.

Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

Đặt tên thương hiệu: Theo "Tây" hay "Ta"

http://www.dna.com.vn/folder_news/130911 dat ten thuong hieu.jpg
Ở khía cạnh một doanh nghiệp, việc quyết định đặt tên thương hiệu theo “Tây” hay “Ta” không chỉ dựa trên lòng tự hào dân tộc mà phần nhiều dựa lợi điểm của việc đặt tên này trong việc nâng cao khả năng thành công của một thương hiệu.

Đặt tên theo “Tây”
Ngày càng nhiều doanh nghiệp dùng tên nước ngoài để đặt tên cho sản phẩm hay dự án của mình. Bạn có thể thấy rất nhiều sản phẩm thời trang hay các cao ốc, dự án bất động sản mang tên “Tây”. Liệu đây là một trào lưu “sính ngoại” hay một chiến lược để giúp các doanh nghiệp tiếp cận thị trường nội địa?
Về lĩnh vực thời trang, các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua đã đưa ra các nhãn hiệu “Tây” đánh vào phân khúc cao cấp như: San Sciaro, Manhattan, TT-up của Việt Tiến hay Mattana, Novelty của May Nhà Bè. Ngoài ra, một số thương hiệu được khá nhiều người biết đến như: Nino Maxx, Blue Exchange, Foci… Về lĩnh vực Bất động sản có rất nhiều dự án mang tên ngoại như Plaza, City, Garden, Park, Times, Center, Tower….
Một số ý kiến cho rằng đây là trào lưu “sính ngoại”, tuy nhiên nếu xem xét thuần túy từ góc độ xây dựng thương hiệu hay phát triển kinh doanh thì cách thức đặt tên thương hiệu này lại có khá nhiều ưu điểm.

Thứ Ba, 2 tháng 12, 2014

Bí quyết chọn “người bạn đời” lý tưởng cho thương hiệu của bạn…


Để tìm được người bạn đồng hành thích hợp, trước hết, các thương hiệu cần phải hiểu được đích xác mình là ai, nói cách khác là hiểu được bản sắc thương hiệu của mình, những gì người khác nhìn nhận và tin tưởng về mình.


Ngày nay việc hợp tác giữa các thương hiệu xuất hiện trên mặt báo hầu như mỗi ngày và không hề có một dấu hiệu cho thấy xu hướng này sẽ giảm trong tương lai, bất chấp những lời cảnh báo trước về tình hình kinh tế trong những năm sắp đến. Đối với các doanh nghiệp, dường như không còn một cách nào khác nhanh hơn và hiệu quả hơn để thâm nhập vào một thị trường mới, tạo ra một hình ảnh mới cho thương hiệu bằng cách hợp tác với một thương hiệu khác.

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Quá trình phác thảo của 11 logo nổi tiếng thế giới

Bạn đã bao giờ tự hỏi những ý tưởng và sự sáng tạo nào đã được thực hiện trong quá trình thiết kế cho những biểu tượng nổi tiếng thế giới?
Nhiều người bắt đầu thiết kế với một bản phác thảo ý tưởng đơn giản, đôi khi chỉ là một bản phác thảo thô sơ và khái quát  sau đó sẽ dần dần được thay đổi và chi tiết hơn theo nhu cầu của khách hàng. Mỗi một quá trình thiết kế đều khác nhau, và mỗi nhà thiết kế logo đều có những chiến lược riêng cho mình trong việc tìm kiếm một giải pháp thiết kế vượt thời gian và mang tính hiệu quả.Bạn hãy xem và tự kiểm nghiệm quá trình phác thảo của 11 logo nổi tiếng thế giới này và bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên với cách mà các nhà thiết kế đã sáng tạo và cho ra đời các thiết kế logo thương hiệu mang tính biểu tượng hết sức thành công này.


1. Citibank



Nhà thiết kế Paula Scher đã vẽ bản phác thảo đầu tiên của logo Citibank trên một chiếc khăn giấy tại một trong những cuộc họp đầu tiên của cô với công ty. Logo của Citibank là biểu tượng hình chiếc ô được lấy cảm hứng từ logo biểu tượng cũ của công ty và được cách điệu thành một ký tự vô tận.