Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2009

Top 10 nhãn hiệu hàng đầu thế giới

Top 10 nhãn hiệu hàng đầu thế giới

Đến hẹn lại lên, tạp chí businessweek và hãng interbrand tiếp tục hợp tác trong việc xếp hạng 100 nhãn hiệu hàng đầu thế giới năm 2007, tổng hợp và phân tích từ dữ liệu của các hãng nghiên cứu thị trường uy tín nhất.

Interbrand đã sử dụng nhiều tiêu chí để xếp hạng giá trị các thương hiệu. Để được có tên trong danh sách này, mỗi nhãn hiệu sản phẩm phải có ít nhất 1/3 doanh thu là từ thị trường nước ngoài, được đông đảo người tiêu dùng không thuộc đối tượng khách hàng mục tiêu của hãng thừa nhận, và xuất hiện trong hệ thống cơ sở dữ liệu marketing và tài chính công khai.

Việc định giá nhãn hiệu được thực hiện dựa trên dữ liệu công khai của các tập đoàn nổi tiếng như Interbrand, JPMorgan Chase & Co., Citigroup, Morgan Stanley, BusinessWeek. Như mọi năm, xuất hiện với mật độ dày đặc trong top 10 năm nay vẫn là các nhãn hiệu mang quốc tịch Mỹ - chiếm 8/10. Đây là năm thứ 7 liên tiếp Coca-Cola giành ngôi vị quán quân.

Dưới đây là danh sách 10 thương hiệu đứng đầu thế giới năm 2007:

1. Coca-Cola: Quốc tịch Mỹ. Vẫn bảo vệ được vị trí số một trong bảng xếp hạng 100 nhãn hiệu lớn nhất thế giới năm 2007, nhưng doanh số của Coca Cola đang bị đe dọa, do nhu cầu trên thị trường thay đổi. Thành công với sản phẩm Coke Zero chưa đủ bù đắp cho tình trạng mất thị phần của sản phẩm Coca-Cola Classic.

Sản phẩm Coca Cola đang có mặt ở nhiều nước trên thế giới.

2. Microsoft: Quốc tịch Mỹ. Việc trình làng hệ điều hành Windows Vista, cùng với sản phẩm Xbox, đã giúp tập đoàn phần mềm Microsoft giữ vững vị trí số một thế giới trong lĩnh vực phần mềm.

Thương hiệu Microsoft gắn với tỷ phú giàu nhất nước Mỹ Bills Gates.

3. IBM: Quốc tịch Mỹ. Nhãn hiệu IBM luôn khiến người tiêu dùng có cảm giác an tâm và tin cậy. Với phần mềm tốt, server ổn định và dịch vụ phức hợp, IBM tự tin có mặt trong top 10 năm nay.

Thương hiệu IBM.

4. GE: Quốc tịch Mỹ. Với chiến lược tấn công mạnh mẽ vào thị trường Trung Quốc và nỗ lực lớn trong chính sách bảo vệ môi trường, hãng điện tử GE đặt mục tiêu trở thành nhãn hiệu “thân thiện với trái đất”.

GE với mục tiêu trở thành nhãn hiệu thân thiện với trái đất.

5. Nokia: Quốc tịch Phần Lan. Nokia áp dụng chính sách tấn công mạnh mẽ vào mọi phân khúc thị trường, từ bình dân đến cao cấp, từ các thiết bị di động đa phương tiện phục vụ khách hàng thượng lưu, đến những sản phẩm điện thoại di động giá rẻ dành cho các nước đang và kém phát triển.

Nokia đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới.

6. Toyota: Quốc tịch Nhật Bản. Các vấn đề liên quan đến chất lượng đang là mối quan tâm hàng đầu của tập đoàn ôtô lớn nhất xứ Phù Tang - Toyota này. Lòng tin của người tiêu dùng đối với thương hiệu Toyota và chiến lược đẩy mạnh phát triển dòng xe hybrid (kết hợp động cơ xăng-điện) đã giúp Toyota vượt qua nhiều nhãn hiệu trong ngành công nghiệp xe hơi để có mặt trong top 10 năm nay, bên cạnh Mercedes-Benz.

Toyota - Tập đoàn Ôtô lớn nhất Nhật Bản.

7. Intel: Quốc tịch Mỹ. Intel đã khẳng định vị trí là nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới, nhưng các nhãn hiệu con của Intel, như Viiv và Core vẫn chưa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Intel đang khẳng định vị trí của mình trên thị trường.

8. McDonald's: Quốc tịch Mỹ. McDonald đang trên đường mở rộng hình ảnh nhãn hiệu, không chỉ bó gọn trong các sản phẩm bánh mỳ kẹp (burgers-and-fries) mà đang nghiên cứu phát triển nhiều loại thực phẩm chức năng và thay đổi phong cách của hệ thống nhà hàng cho phù hợp với thời đại mới.

Sản phẩm của Tập đoàn ăn nhanh - McDonald's.

9. Disney: Quốc tịch Mỹ. Disney không ngần ngại “đặt chân” vào bất cứ địa hạt nào mà họ nhìn thấy có triển vọng trong “Xứ sở thần tiên”, từ phim ảnh đến công viên giải trí. Và chiến lược này của hãng đã thu về “trái ngọt” khi lọt vào Top 10 thương hiệu nổi tiếng nhất năm 2007.

Disney - Thương hiệu nổi tiếng trong làng giải trí.

10. Mercedes-Benz: Quốc tịch Đức. Một loạt sản phẩm mới đã giúp hãng xe hơi hạng sang của Đức lấy lại danh tiếng về chất lượng, nhưng doanh số của hãng trong nửa đầu năm nay mới chỉ tăng 1,8%.

Mercedes - Thương hiệu số một tại Đức.


Theo Dân Trí, Business Week

Giải mã các logo nổi tiếng


Kinh nghiệm từ các hãng nổi tiếng như Apple, IBM hay Starbucks cho thấy logo đóng vai trò không hề nhỏ trong việc xây dựng hình ảnh một thương hiệu.

Apple – Biểu tượng mới quyến rũ

Khó ai có thể tưởng tượng được một sản phẩm nào đó của Apple như iMac hoặc iPhone với logo cũ.

Ngày nay, khách hàng khó có thể tưởng tượng một sản phẩm của Apple như iBook hay iPhone sẽ trông như thế nào nếu được gắn logo trước kia của hãng. Ronald Wayne là người thiết kế logo đầu tiên của Apple hồi 1976 khi công ty đang trong những ngày đầu khởi nghiệp tại một garage nhỏ hẹp. Logo thể hiện hình ảnh nhà bác học Isaac Newton ngồi dưới tán cây, với một quả táo đang đu đưa trên cành chờ rụng xuống đầu ông. Phong cách rườm rà màu mè còn ám ảnh Apple trong một vài lần thay đổi logo sau đó, trước khi đến với phiên bản quyến rũ hình quả táo cắn dở màu crôm hiện nay.

Pepsi – Thay sóng bằng nụ cười

Biểu tượng mới của Pepsi (phải) mới đưa vào sử dụng từ đầu năm nay.

Thoạt nhìn, logo mới tung ra hồi 2008 do hãng Arnell Group thiết kế của Pepsi không khác biệt nhiều so với cái cũ, tuy nhiên nhanh chóng trở thành đề tài bàn tán sôi nổi. Hồi tháng 2 đầu năm nay khi các sản phẩm đồ uống bắt đầu khoác áo mới, một tài liệu dài 27 trang giải thích về ý nghĩa logo mang hình nụ cười đã bị rò rỉ trên Internet, gây ra hàng loạt tranh cãi xung quanh nó.

Trong tài liệu, hãng Arnell xếp logo mới ngang tầm với những biểu tượng bí ẩn như nàng Mona Lisa hay đền Parthenon. Giới chuyên gia đánh giá cao tính đơn giản của nó, nhưng cho rằng bản thuyết trình 27 trang là một bản “luận văn” đầy tính ngoa ngôn. Nhiều người vẫn có cảm tình với logo cũ mang hình con sóng hơn “nụ cười” mới, và cho rằng sẽ chẳng bao lâu nữa Pepsi sẽ phải chấm dứt quá trình thử nghiệm của mình.

Starbucks – Bài hát của nữ thần

Hình ảnh vốn nức tiếng một thời của Starbucks có vẻ như nay không còn hợp nhãn khách hàng.

Logo màu nâu vẽ hình một nữ thần ở trần đã từng là biểu tượng đáng tự hào của công ty cà phê Starbucks suốt một thời gian dài kể từ năm 1971, do chính người sáng lập ra hãng là Terry Heckler phát triển ý tưởng. Đến năm 1992, logo được đổi sang màu xanh như mẫu dùng hiện nay với hình ảnh nữ thần được vẽ lại theo phong cách bớt “lõa lồ” hơn.

Đến tháng 5 năm ngoái, trong một chiến dịch quảng cáo táo bạo, Starbucks quyết định quay lại hình ảnh cũ bằng cách đổi sang logo màu nâu xưa kia, khác chút ít ở chỗ bộ ngực nữ thần được che lại. Tuy nhiên, thời thế đã thay đổi, chiến dịch không nhận được sự tán thưởng nào từ phía khách hàng. Nhiều người thậm chí dùng những từ ngữ bậy bạ để gọi tên hãng vì logo mới. Giới chuyên gia thì nhận xét đây là sự luyến tiếc quá khứ một cách cực đoan của Starbucks. Chỉ vài tháng sau đó, Starbucks quyết định xếp xó nữ thần gợi cảm, quay lại dùng logo xanh lịch sự quen mắt với người dùng.

IBM – Đơn giản là sự cổ điển.

Logo mang tính năng động hơn nhiều so với logo cũ của IBM.

Trước năm 1972, logo cũ của hãng máy tính IBM được xem là quá rắc rối và không hợp thời, với dòng chữ “International Business Machines” bao bọc quanh quả địa cầu.

Đến 1972, với quyết tâm thay đổi hình ảnh, IBM đã viện đến nhà thiết kế thương hiệu nổi tiếng với mục đích tạo ra hình ảnh mới sang trọng và đơn giản.

Trong thiết kế của hãng Paul Rand, logo là những đường ngang chạy song song tạo nên chữ IBM, ám chỉ đến tốc độ và tính năng động. Logo mới đã phát huy hiệu quả hình ảnh và được hãng IBM sử dụng từ đó đến nay.

Wal-Mart – Làm mềm hình ảnh

Logo mới đã cứu vãn hình ảnh Wal-Mart trong mắt khách hàng.

Dư luận Mỹ nhận xét Wal-Mart thường đối xử với nhân viên không tốt như họ vẫn thường tự quảng cáo. “Công ty này nổi tiếng là không có lương tâm, không quan tâm đến người khác, kể cả chính đội ngũ nhân viên”, một chuyên gia nói.

Tuy nhiên, chiến dịch thay đổi hình ảnh thương hiệu hồi 2008 do hãng Lippicott thực hiện, đã tạo ra một Wal-Mart hoàn toàn mới. Nhìn vào logo hiện nay, người ta nghĩ đến một chuỗi hệ thống siêu thị cuốn hút, thân thiện và dễ gần, so với hình ảnh rắn chắc và kiêu ngạo sử dụng từ năm 1992.

Logo gộp tên công ty thành một từ thay vì chẻ làm hai như trước, dùng chữ cái thường và sử dụng màu xanh mát mắt. Cuối chữ Walmart được điểm thêm một ngôi sao màu vàng. Logo này phù hợp với thông điệp mới của chuỗi siêu thị bán lẻ lớn nhất thế giới là “Tiết kiệm để sống tốt hơn”. Với hệ thống nhận diện mới, Wal-Mart trở nên gần gũi và tiếp cận đến mọi tầng lớp người tiêu dùng Mỹ, kể cả những người ở vùng ngoại thành và nông thôn.

BP – Logo đẹp cũng khó cứu được hình ảnh tồi

Với một loạt scandal gần đây, logo bắt mắt của BP cũng khó có thể giúp họ cải thiện hình ảnh.

Sau khi Công ty British Petroleum sáp nhập với Amoco, gã khổng lồ dầu mỏ đã giao nhiệm vụ cho hãng xây dựng thương hiệu Landor & Associates và công ty quảng cáo Oglivy & Mather việc “làm đẹp” cho hệ thống nhận diện của tập đoàn. Yêu cầu đặt ra là gắn BP với hình ảnh một công ty có suy nghĩ cấp tiến, có ý thức xã hội cao.

Không lâu sau đó, cựu CEO Lord John Browne được xây dựng hình ảnh trở thành lãnh đạo đầu tiên trong ngành dầu lửa có ý thức về thảm họa nóng lên toàn cầu. Biểu tượng chiếc khiên của BP được thay thế bằng logo mới, mang cảm hứng từ thần Helios trong thần thoại Hy Lạp. Qua logo này, BP muốn gửi thông điệp với cả thế giới rằng họ quan tâm tới những nguồn năng lượng thay thế thân thiện với môi trường như nhiên liệu sinh học, năng lượng mặt trời. Các chiến dịch quảng cáo không ngừng nghỉ ra sức nhồi vào đầu dân chúng khẩu hiệu “xăng và hơn thế nữa”.

Tuy nhiên một loạt các scandal như tràn dầu và tai nạn lạo động khiến dư luận dấy lên câu hỏi về bộ mặt thật của BP đằng sau tấm mặt nạ đầy hào quang. “Nếu những scandal này không được giải quyết, hình ảnh thương hiệu của họ cũng sẽ mất dần uy tín”, Brendán Murphy, quản lý cấp cao tại hãng quản lý thương hiệu Lippinott nói.

Kraft Foods – Thiếu tổ chức và không rõ ràng

Logo mới (dưới) của Kraft không được dư luận ủng hộ.

Việc tung ra các sản phẩm chứa nhiều chất béo như Kraft Macaroni & Cheese và mối liên kết với nhà sản xuất thuốc lá Philip Morris cũng “ám khói” luôn cả sự nghiệp của hãng thực phẩm Kraft Food. Sau khi tách ra thành một công ty độc lập, hãng này quyết tâm thay đổi hình ảnh. Hồi tháng 2 vừa rồi, hãng Kraft tung ra logo mới với hình dáng mảnh mai hơn, ngụ ý sản phẩm của họ ít chứa chất béo và có lợi cho sức khỏe.

Tuy nhiên mọi việc không được như mong đợi. Các nhà phân tích xem logo mới do hãng Nitro thiết kế là một thảm họa và khẳng định họ không nhận được bát cứ thông điệp gì từ logo hiện nay. Với hình ảnh mới, Kraft Food biến thành một bụi cây, nảy nở ra những bông hoa và cánh bướm.

Ngoài ra, việc Kraft Food thay tới 2 logo trong một thời gian ngắn khiến người ta nghĩ rằng hãng này đang loay hoay trong việc tìm ra lối thoát. Đó còn chưa kể logo mới này hao hao như biểu tượng của hãng sữa chua Yoplait’s.

Procter & Gamble – Không còn ác quỷ

Logo mới đơn giản và thân thiện của P&G.

Khi Procter & Gamble đi vào hoạt động hồi 1851, logo của hãng là hình một người đàn ông có bộ râu dài với 13 ngôi sao, biểu tượng cho 13 thuộc địa đầu tiên trên đất Mỹ cũng như lá cờ Mỹ thuở ban đầu. Tuy nhiên, nhiều kẻ dèm pha lại cho rằng những ngôi sao này và hình vòng cung đều ám chỉ đến con số của quỷ dữ 666.

Đến năm 1991, hãng P&G nỗ lực đập tan lời đồn bằng cách cắt bỏ bộ râu của ông già nhưng cũng không thành công. Hai năm sau đó, công ty này quyết định quẳng logo vào thùng rác và thay bằng biểu tưởng mới đơn giản như hiện nay.

theo vnexpress/CNN



Lai lịch của 9 thương hiệu nổi tiếng

Lai lịch của 9 thương hiệu nổi tiếng



iPod, BlackBerry, Twitter, Wikipedia… đã trở nên quen thuộc với người sử dụng công nghệ toàn thế giới nhưng ít ai biết vì sao chúng lại có những cái tên như vậy.

Khi máy nghe nhạc của Apple đang được phát triển, Giám đốc Steve Jobs nhấn mạnh Mac phải trở thành cổng kết nối (hub) cho mọi thiết bị. Chuyên gia Vinnie Chieco, được Apple thuê đặt tên cho sản phẩm, liên tưởng tới mọi loại cổng, kể cả tàu vũ trụ: bạn có thể rời tàu, nhưng vẫn phải trở lại để nạp nhiên liệu. Và cuối cùng từ được chọn là “pod” vào năm 2001, bổ sung thêm chữ “i” để thể hiện sự liên kết với iMac.
Hãng Research in Motion (RIM) của Canada muốn Lexicon Branding gợi ý tên gọi cho thiết bị e-mail mới của họ và hãng tư vấn này muốn RIM quên đi từ khóa “e-mail” vì nó khô khan và “đau đầu”. Họ hướng tới cái gì đó vui vẻ, dễ chịu và đề xuất dâu tây (strawberry), dưa (melon) cùng nhiều loại rau củ quả khác trước khi chọn Blackberry (mâm xôi) – vừa ngọt ngào vừa chỉ màu đen của thiết bị.
Chọn cái tên thể hiện được bản chất của sản phẩm là điều không dễ dàng. Trình duyệt của Mozilla ban đầu được gọi là Firebird (chim lửa) nhưng do một dự án nguồn mở khác đã có tên như vậy, họ phải đổi lại thành Firefox (Cáo lửa, hay tên một loài gấu trúc đỏ) vì “dễ nhớ, nghe hay, độc đáo và đơn giản là chúng tôi thích nó”, theo lời đại diện Mozilla.
KKhi nhà đồng sáng lập Biz Stone xem ứng dụng mà Jack Dorsey xây dựng năm 2006, ông nghĩ ngay đến cách loài chim giao tiếp với nhau qua những tiếng ríu rít, na ná “twitter”. Các đoạn nhật ký nhanh (micro-blog) dài không quá 140 ký tự ban đầu nghe có vẻ phù phiếm nhưng giờ đã thành phương tiện hấp dẫn để loan tin cho các báo điện tử và là diễn đàn cho chiến dịch tranh cử tổng thống lần thứ 44 ở Mỹ.
Trong khi đó, Microsoft gọi hệ điều hành mới nhất của họ là Windows 7 “đơn giản vì đó là phiên bản OS thứ 7″ và số 7 cũng là con số “quyền lực và may mắn”.
Năm 1992, đội ngũ phát triển của IBM muốn gọi dòng notebook mới một cách đơn giản, như ThinkPad, trong khi hội đồng quản trị lại không thích vì mọi sản phẩm của IBM đều có số đi kèm. Hơn nữa, ThinkPad được dịch sang ngôn ngữ khác thế nào? Cuối cùng, ThinkPad vẫn trở thành tên chính thức và nổi tiếng toàn cầu trước khi được Lenovo mua lại năm 2005.
Tên gọi tạo cảm giác bí ẩn và tò mò Android cho hệ điều hành di động của Google không phải do hãng dịch vụ tìm kiếm trực tuyến Mỹ nghĩ ra mà là thành quả của việc âm thầm mua lại công ty Android chuyên sản xuất phần mềm cho điện thoại.
Wikipedia là sự kết hợp giữa wiki (công nghệ tạo website hợp tác, hỗ trợ nhiều người cùng tham gia đóng góp và biện tập nội dung trên trang) và encyclopedia (bộ sách giáo khoa về kiến thức chung).
Mac OS X thực ra là hệ điều hành thứ 10 của Apple, tiếp theo Mac OS 9 nhưng nhiều người lầm tưởng là chữ “X” trong bảng chữ cái Latin. Ngoài ra, tên mã của phiên bản kế cận OS X đều thuộc họ mèo như báo Cheetah (10.0), báo sư tử Puma, báo đốm Jaguar, báo lông đen Panther, hổ Tiger, mới nhất là báo tuyết Snow Leopard (10.6) và tiếp theo có thể sẽ là linh miêu Lynx và báo Cougar.



theo topmba.com

Cục sở hữu trí tuệ thay biểu trưng mới

Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) công bố mẫu biểu trưng mới được chọn lựa từ 125 tác phẩm dự thi. Biểu trưng mới được sử dụng trong các hoạt động giao dịch, hành chính của Cục.

Từ 6 mẫu biểu trưng được chọn vào vòng chung khảo, các chuyên gia trong lĩnh vực mỹ thuật, đồ họa nhất trí trao giải Nhất cho biểu trưng của tác giả Vũ Mạnh Trường (Hà Nội). Trong số 5 tác giả đoạt giải Nhì, Ba và Khuyến khích lần này, có 2 người từng đoạt giải trong cuộc thi sáng tác mẫu biểu trưng của Bộ Khoa học và Công nghệ vừa diễn ra cuối tháng 6.

Ảnh: Tiến Dũng.
Thứ trưởng Nguyễn Quân và Cục trưởng Trần Việt Hùng tại lễ ra mắt biểu trưng mới của Cục Sở hữu Trí tuệ. Ảnh: Tiến Dũng.

Cục trưởng Sở hữu Trí tuệ Trần Việt Hùng cho biết, biểu trưng mới này là khối không gian 3 chiều mang tính khái quát và liên tưởng cao đối với trí tưởng tượng của mỗi người. Hình cách điệu chữ “S” gợi nhớ hình dáng đất nước cũng như chữ cái đầu của các từ “Sáng tạo”, Sở hữu trí tuệ”.

“Đáng chú ý, biểu trưng này có tính độc đáo cao khi không giống hoặc na ná với biểu tượng của 150 cơ quan Sở hữu Trí tuệ trên thế giới”, ông Hùng nhấn mạnh.

Còn theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân, 2 nửa sáng tối của biểu trưng cũ cho thấy sở hữu trí tuệ vẫn là khái niệm xa lạ đối với người dân. Do vậy, đồng hành cùng biểu trưng mới này sẽ là bước phát triển và thành công mới của Cục Sở hữu Trí tuệ.

Trước đó, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố biểu trưng mới với hình mẫu của hạt nhân nguyên tử, đặc trưng cho công tác nghiên cứu khoa học và hình bánh răng, tượng trưng cho công nghệ.

theo:vnexpress

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2009

50+ Logo của các hãng hàng không

Ngày nay, có hàng nghìn người sử dụng máy bay mỗi ngày.., với rất nhiều hãng hàng không để lựa chọn, có một thương hiệu tốt là điều tối quan trọng của các hãng hàng không, thiết kế logo là một trong những điều quan trọng nhất để xây dựng thương hiệu.

Trong bài này, chúng ta sẽ xem logo của hơn 50 thương hiệu nổi tiếng.Đây không phải là list đầy đủ tên các hãng nhưng hy vọng nó sẽ góp phần cảm hứng cho công việc của bạn.

Đáng chú ý là hình ảnh những chiếc máy bay không được sử dụng nhiều, nhưng xu hướng thiết kế là sử dụng các đường shape cong tạo cảm giác bay bổng.

Font thường được sử dụng là san serif, nhiều màu sắc được sử dụng, tuy nhiên xu hướng là đỏ và xanh da trời.

air11

air22

Làm thế nào để tạo ra một logo chuyên nghiệp

Một logo chuyên nghiệp có thể làm tăng giá trị của một công ty, một tổ chức hay là một sản phẩm. Mặt khác, một logo không chuyên nghiệp có thể phá huỷ một thương hiệu hoặc làm hỏng một designer’s portfolio.

Rất nhiều logo được sử dụng hiện nay rất thiếu chuyên nghiệp, và qua đó nói lên nó được làm bởi một amateur hoặc là một beginner.Một người nghĩ rằng họ có thể tạo ra được một logo sáng tạo và đẹp, nhưng không hiểu rằng chỉ bằng công cụ Photoshop thôi thì không đủ.

Sau đây là vài kinh nghiệm và chỉ dẫn để tạo ra một logo hiện đại. Với những chỉ dẫn này và sự sáng tạo của bản thân bạn, bạn có thể sáng tạo ra những logo tuyệt vời nhất.

1. Design : Sketch and Brainstorm

Hầu hết beginer ngồi vào máy tính ngay khi bắt đầu thiết kế logo, và dành hầu hết thời gian để loay hoay với các hiệu ứng hình ảnh hay filter. Tuy nhiên, một designer chuyên nghiệp và tạo tạo ra một logo có chiều sâu sẽ phân phối thời gian cách khác.

Một cách tốt hơn để bắt đầu là kiếm một quyển vở vẽ và một chiếc bút chì tốt, suy nghĩ về cảm nhận mà bạn muốn gửi tới người xem khi xem logo của bạn. Nó sẽ sử dụng cho một công ty game high tech, hay là một tổ chức phi lợi nhuận lâu năm ? Nó sẽ nên đơn giản hay là cầu kì chi tiết ? Thể hiện tất cả suy nghĩ của bạn ra trang giấy, hãy vẽ nháp và ngoệch ngoạc những hình ảnh trong đầu, đừng mất thời gian làm những hình ảnh đó trở nên hoàn hảo. Điều bạn cần ở khâu này là nắm bắt nhịp cảm xúc, ý tưởng của bạn mà không cần đụng đến máy tính.

Nếu bạn phác thảo ra một vài lựa chọn, hãy lựa chọn và loại bỏ những cái không phù hợp hoặc không khả thi xây dựng. Khi bạn đã cảm thấy vừa lòng với ý tưởng, hãy bật máy vi tính (Nếu bạn sở hữu một tablet, bạn có thể vẽ thử và phác hoạ ý tưởng ngay trên máy tính, nhưng hãy nhớ tránh xa các mẫu brush và effects )

Nếu bạn thiết kế logo cho khách hàng, hãy nhớ rằng họ sẽ không thích tất cả các ý tưởng của bạn , vậy nên, trước khi dành quá nhiều thời gian để thiết kế, tạo dựng logo thì hãy thử giới thiệu cho khách hàng vài hình ảnh chưa hoàn thiện của thiết kế để đánh giá mức độ hài lòng của họ với sản phẩm, điều này sẽ rất hữu dụng, tiết kiệm một số lượng khổng lồ thời gian vô ích.

2.Build : Vector Graphics

Logo là một phần của thể giới đồ hoạ vector, đồ hoạ vector là chủ đề mà nhiều beginners (vả cả vài professionals) vẫn còn lẫn lộn.Trong những năm gần đây, những phần mêm như là Photoshop, Paint Shop Pro và Fireworks đã xoá mờ ranh giới giữa đồ loạ vector và đồ hoạ bitmaps.

Những image format như là GIF,JPEG,BMP, và TIFF đều là những format của ảnh bitmaps. Ảnh số là một ví dụ hoàn hảo cho đồ hoạ bitmaps, bởi vì chúng được tạo ra từ các dots, hay còn gọi là pixel.Ảnh bitmap có đặc trưng riêng biệt, khi bạn zoom-in một tấm ảnh số, bạn sẽ thấy các điểm ảnh rời rạc.Bạn có thể resize ảnh bitmap trở thành nhỏ hơn, kết quả vẫn là một tấm ảnh tốt, tuy nhiên khi resize chúng lớn hơn, chúng sẽ bị giảm chất lượng.Photoshop, Pixelmator , Paint Shop Pro, và Painter là những ví dụ điển hình về phương tiện để chỉnh sửa ảnh bitmap và photos editting, nhưng chúng không phải là công cụ tốt để thiết kế logo.

Khác với đồ hoạ điểm, đồ hoạ vector không tạo thành từ các dots hay pixel, chúng lưu trữ thông tin về các thuật toán hiển thị các đường hay các hình dạng. Vector có thể phóng lớn đến mọi kích cỡ, không có sự khác biệt từ các danh thiếp nhỏ xíu đến các tấm biển quảng cáo khổng lồ.

Một logo chuyên nghiệp xây dựng từ đồ hoạ vector nên chúng ta có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như in ấn, cho websites, biểu tượng truyền hình hoặc tất cả các loại ấn phẩm media khác. Vectors có thẻ được lưu dưới dạng EPS ( encapsulated postscript) , PDF (portable document format), và AI ( adobe illustrator).

Nếu bạn học để sử dụng các phần mềm vẽ vector, bạn có thể tạo dựng được các đường thẳng hoàn hảo,đường con mềm mại, các các hình dạng không sai xót rất nhanh chóng và dễ dàng.Các phần mềm thương mại tuyệt vời hiện nay là Adobe Illustrator, Lineform, FreeHand, và Corel Draw.Ngoài ra Inkscape là một sự lựa chọn miễn phí tuyệt vời để thể hiện lại các ý tưởng của bạn.

Nếu bạn mới học sử dụng phần mềm đồ hoạ, hãy bỏ thời gian để học sử dụng cơ bản pen tools để tạo ra các đường thẳng, và biết hiệu chỉnh các đường cong theo ý muốn. Hãy nhớ rằng các shapes có thể “stroke” : tô màu viền hay là “fill” đổ màu nền bằng các màu sắc hay pattern.

3.Decorate :Color Schemes

Khi đã biết cách “stroke” hay “fill”, bạn phải cố gắng sử dụng chúng để phối hợp màu sắc cho logo có hồn và phù hợp ý nghĩa của nó. Ví dụ như không thể kết hợp màu hồng sáng và cam vào logo của một ngân hàng đầu tư. Về cách phối màu, có thể kiếm online ở Adobe’s free Kuler hoặc kiểm một bản copy của cuốn Color Index 2 của Jim Krause.

4.Phiên bản đen trắng.

Sau khi bạn đã tô màu sắc cho logo xong xuôi, hãy tự hỏi rằng chúng sẽ trông như thế nào khi bị photocopied và chuyển qua máy fax. Nếu nó trông xám xịt và rời rạc khi bị convert thành đen và trắng bởi máy photo hay máy fax, đã đến lúc bạn phải quay trở lại với chiếc máy tính để tạo ra một phiên bản khác của chiếc logo chỉ với 2 màu trắng đen. Phiên bản trắng đen này có thể có vài khác biệt với logo nguyên bản, nhưng chúng vẫn phải truyền tải đầy đủ thông tin của chiếc logo nguyên bản đến người xem.

5.Planning : Media

Trong khi xây dựng một logo, hãy luôn nhớ chú ý tới mục đích công việc của bạn. Ví dụ, nếu logo sẽ chỉ được sử dụng trên nền web, cho một website, bạn có thể trang hoàng nó bằng cac màu sắc đẹp, hiệu ứng đặc biết, tuy nhiên, nếu chiếc logo đó được sử dụng cho việc in ấn, bạn sẽ phải tính trước các vấn đề về màu sắc ,…, khi in ấn. Với một vài logo, bạn có thể phải tạo một phiên bản cho website riêng và phiên bản cho in ấn riêng.
Trong công việc in ấn, mỗi màu sắc được in riêng biệt thành nhiều lớp trong một bức hình, một vài sự dịch chuyển nhỏ của tờ giấy khi in có thể tạo ra vạch màu lỗi trong chiếc logo của bạn và rất dễ nhận ra ở nơi giao giữa 2 màu sắc. Để khắc phục, khi thiết kế phiên bản in, bạn có thể tạo ra đường viền trong các shapes của logo (gọi là “choke” hay “spread”).
Trong những logo chuyên nghiệp, có thể bạn sẽ nhận ra rằng 2 màu riêng biệt không phải lúc nào cũng thiết kế nằm cạnh nhau, chạm vào nhau, thay vào đó là các khoảng trắng cách biệt, các khoảng trắng không phải là một hiệu ứng thị giác quan trọng, tuy nhiên sử dụng nó sẽ loại bỏ nỗi lo về lệch màu khi in.

6.Refine:Typography

Các chữ số , tên thương hiệu là một phần của logo và quan trọng như các thành phần graphic.Phần nhiều beginner sử dụng một font chữ cũ và nguyên bản cho logo của họ, tuy nhiên, sử dụng các hiệu hứng cho font chữ, các kĩ thuật typography như uppercasse, lowercase, lettering style ,sắp xếp chữ sẽ đem lại hiệu quả rất ấn tượng cho logo. Đừng bao giờ đánh giá thấp giá trị của typography với logo của bạn.Cuối cùng, nếu bạn sử dụng một font chữ cho logo của bạn, hãy convert nó thành shapes/outlines, vì nếu bạn gửi file vector của logo của bạn kèm 1 font chữ, sẽ không ai muốn install font chữ vào hệ thống của họ.

Bài viết của Derek Underwood, một webdesigner/software developer chuyên nghiệp cho WDD. More about DU : http://www.derekunderwood.com


Bài dịch được chấp thuận từ website Webdesigner Depot bởi vdesignertips

Tư duy đồ họa

Bạn mới bước chân vào lĩnh vực thiết kế đồ họa với bao nhiêu bỡ ngỡ và ko biết bắt đầu từ đâu? Bạn lo lắng về font chữ, màu sắc, ngôn ngữ tạo hình… cho những sản phẩm đồ họa mà bạn đang ấp ủ? Bạn rất muốn làm 1 cái gì đó thật cool, thật độc có thể nói là hàng khủng để show hàng cho mọi người trầm trồ, thán phục? Chẳng sao cả. Tất cả những suy nghĩ đó rất rất bình thường đối với các designer nói riêng và anh em “nghệ” nói chung.

Bài đầu tiên chúng ta nghiên cứu là: Typography. Vậy cũng nên tìm hiểu 1 chút Typography là gì?

Typography là một phương pháp thiết kế mà trong đó những nguyên liệu ta chọn là text, những ký tự, font chữ. Thông qua những kỹ thuật riêng của mình để cho ra đời một tác phẩm. Các kỹ thuật đó bao gồm chọn kiểu chữ, kết hợp chữ hoa hay thường, phân mảng, sử dụng đường viền hay kết hợp với những thành phần phụ trợ khác...

Ở đây chúng ta không bàn đến ý tưởng cao siêu mà chỉ dừng lại ở phương pháp tư duy cơ bản để bất cứ ai mới vào nghề cũng có thể thực hành hoặc phát triển thành phương pháp tư duy cho riêng mình dưới dạng bài tập đơn giản.

Hãy thử “chơi” với cụm chữ:
fAshiOn foR mAN

Mình vừa “sáng tạo” đấy! Bạn có đọc được không? Chắc là có nhưng hơi … Ba chấm xuống dòng.

Khởi đầu nan:
Thay đổi tất cả các font chữ có thể. Chọn lấy cái mà bạn cho là phù hợp. Cái này là quan điểm của mỗi người không có quy luật chung.
Bạn có thể chọn các font chữ khác nhau, chữ thường, chữ HOA …



Phát triển từ font chữ đã lựa chọn.
Điều khó ở đây có lẽ là chọn hướng phát triển cho cụm chữ. Cái này phụ thuộc rất nhiều vào “Gu” thẩm mỹ cũng như kinh nghiệm làm nghề của mỗi người và tất nhiên là có thêm chút chút ý tưởng thì càng tốt (ví dụ: bạn có thể thêm chiếc mũ “cao bồi” cho chữ A hay ký hiệu giới tính cho chữ O chẳng hạn … mục đích là phải ra “chất” đàn ông)



Phá vỡ quy luật
Thay vì sử dụng những font chữ có sẵn và cách nhấn nháy đậm nhạt, Chúng ta sẽ tiến thêm bằng cách phá bỏ những thứ có sẵn để thiết lập 1 cách thể hiện mới và khác biệt.
Phải luôn luôn nhớ: Mới và Khác.



Trong quá trình tư duy “tìm cái khác biệt” sẽ khó tránh khỏi những ý tưởng ngu ngốc, nên chấp nhận để phát triển.
Hãy xem ví dụ bên dưới: Rõ ràng nó khác với những cái đã có nhưng không mang lại hiệu quả về mặt thẩm mỹ. Nhịp điệu “tí tởn” hơn nhưng lại cho người nhìn cảm giác khó chịu và củ “Chuối”.



Gọt rũa thành quả:
Sau khi đã có bố cục ưng ý nhất (theo cá nhân) hãy gọt rũa, thêm “gia vị”, thay đổi màu sắc, … và hoàn thiện tác phẩm.


nguồn: vietphotoshop.com

Màu sắc thương hiệu cá nhân là gì?

Là một nhà tiếp thị, bạn không thể bỏ qua tác động tâm lý học của màu sắc. Màu sắc là một trong những công cụ xây dựng thương hiệu để nhấn mạnh các thuộc tính của nó và tạo những kết nối cảm xúc với các nhóm người.
Màu sắc chiếm vị trí rất quan trọng trong bộ nhận diện thương hiệu. Ảnh: blogphongthuy.
Tuy nhiên, màu sắc không chỉ dành cho các công ty kinh doanh hoặc các sản phẩm trên sạp hàng bán lẻ mà nó còn là một phần rất quan trọng của thương hiệu cá nhân.
Tất cả chúng ta đều có nhiều ý tưởng về màu sắc. Chúng ta lựa chọn màu sắc cho quần áo và những bức tường nhà. Nhưng bài báo này không chỉ nói về cách lựa chọn màu sắc để làm nổi bật dáng vẻ bề ngoài hay tạo một ấn tượng khó quên cho ngôi nhà của bạn mà nó còn nói về cách chọn lựa màu sắc phản ánh giá trị lời hứa thương hiệu giúp bạn có thể sử dụng phù hợp trong các công cụ tiếp thị của mình.
Để hiểu đúng và sâu hơn cách lựa chọn màu sắc cho thương hiệu, hãy nhìn xem các công ty lớn đã sử dụng màu như thế nào?
Khi nghe đến hai chữ "Big Blue," bạn nghĩ đến công ty nào? Tất nhiên là IBM.
IBM đã tối đa hóa mối quan hệ duy nhất của nó với màu xanh. Điều đó được thể hiện rõ nhất trên website của tập đoàn và màu xanh còn được sử dụng ở tất cả các buổi thuyết trình, trên các chất liệu tiếp thị, tên của nhiều sản phẩm, chương trình của nó như: Blue Gene, Deep Blue, and Extreme Blue. Mặc dù, màu xanh là màu logo phổ biến nhất ở các tập đoàn Mỹ nhưng khi nói đến nó, chúng ta thường liên tưởng đến màu xanh của IBM hơn bất kỳ thương hiệu nào khác.
Cũng giống như IBM, một số công ty khá kiên định trong việc sử dụng màu sắc để tạo một dấu ấn riêng trong trí nhớ người tiêu dùng. Home Depot, National Breast Cancer Foundation, UPS, Target chẳng hạn. Và thậm chí một số công ty đã thành công khi thực sự tạo ra một màu sắc cho riêng mình. Ví dụ như Tiffany đã đăng ký thương hiệu với biểu tượng là quả trứng màu xanh của chim cổ đỏ.
Trong khi IBM lựa chọn màu xanh dương phổ biến nhất thì UPS chọn một trong số những màu ít sử dụng nhất – màu nâu để giúp làm nổi bật vẻ bề ngoài của nhân viên. Những bộ đồng phục màu nâu và khẩu hiệu “màu nâu có thể mang gì đến cho bạn?” thực sự quan trọng và ảnh hưởng đến các yếu tố trong chiến lược xây dựng thương hiệu của công ty.
Màu sắc tạo sự phân biệt
Khả năng nhận dạng một công ty bằng màu sắc thương hiệu cho hiệu quả đáng ngạc nhiên. Khi bạn đứng ở bến đỗ xe buýt ngoài sân bay, chờ một người đại diện tổ chức ra đón bạn, bạn biết bạn đang tìm kiếm một nhân viên áo màu vàng (Hertz), đỏ (Avis), hoặc xanh (National). Và sẽ trở nên khó khăn hơn để nhận ra các nhân viên Budget (cam và xanh) và Alamo (vàng và xanh). Sự phối hợp nhiều màu sắc có thể khiến nhiều người cảm thấy rối mắt nhưng trường hợp như Google hay eBay lại ngoại lệ. Cả hai công ty đều có logo đến 4 màu, và những logo đa màu sắc đó dường như đã giúp họ khác biệt hẳn với các đối thủ cạnh tranh.
Khi Apple thay đổi tên từ Apple Computer thành Apple để cho thấy sự đa dạng trong sản phẩm thì nó cũng thay đổi luôn logo từ đa màu sắc (cầu vồng) thành chỉ với một màu duy nhất – màu bạc.
Màu sắc có thể tạo ảnh hưởng kép
Một số công ty và sản phẩm có cả màu trong bản thân cái tên của chúng: Oangre (Công ty viễn thông Châu Âu), JetBlue, Green Mountain Coffee Roasters, Yellow Pages, và Blue Cross/Blue Shield. Tất cả chúng đều được lợi cả hai từ sức mạnh tạo cảm xúc của màu sắc.
Và nền công nghiệp âm nhạc dường như cũng có sự tham vọng kết nối âm thanh với màu sắc: the Red Hot Chili Peppers, Aqua, Pink, Green Day, Deep Purple, Simply Red, and the Indigo Girls…chỉ là một vài ví dụ khi các nghệ sỹ thu thanh những bản nhạc đầy màu sắc.
Dù màu xanh là màu phổ biến nhất của các tập đoàn ở Mỹ, nhưng màu đỏ dường như nổi bật lên ở một vài công ty có tên gồm cả màu sắc. Red Herring, the American Red Cross, Red Envelope, và Red Hat Software là nhiều trong số công ty đã lựa chọn mối liên kết bản hân họ với màu sắc để tạo sự ấm cúng, sôi động và gây kích thích mạnh mẽ.
Màu sắc tạo sự phục hưng
Mars, một trong những công ty sản xuất thức ăn lớn nhất thế giới, tất nhiên hiểu rõ giá trị của màu sắc. Công ty đã thổi một luồng sức sống mới vào thương hiệu M&M của nó bắt đầu từ khi có một cuộc tranh luận để tìm ra màu sắc kế tiếp của M&M.
Tạo ra các sản phầm màu xanh, và Mars ra quân với một chiến dịch quảng cáo cực kỳ thành công để miêu tả một M&Ms khác, và buộc những người dù không thích màu xanh cũng phải chấp nhận.
Màu sắc nhận dạng thương hiệu cá nhân
Là một nhà làm thương hiệu, bạn biết màu sắc rất quan trọng đối với công ty – và nó cũng quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân của bạn. Màu sắc được sử dụng để nhấn mạnh những thuộc tính thương hiệu cá nhân, gợi lên cảm xúc và xây dựng tất cả các kết nối quan trọng với những người có liên quan đến thương hiệu.
Theo Sue Brettell, công ty Id Creative Solutions, một công ty chuyên thiết kế logo ở Lodon cho biết: “Màu sắc là quyết định sống còn trong quá trình thiết kế và là ưu tiên của tôi khi xây dựng đặc điểm nhận dạng thương hiệu cá nhân. Công việc của người thiết kế là hướng dẫn khách hàng lựa chọn màu sắc để thể hiện rõ thương hiệu cá nhân của họ nhằm thu hút khách hàng mục tiêu.”
Website của bạn cũng như như tấm cards, đồ dùng văn phòng, mẩu thư cảm ơn, resume…chỉ là một trong nhiều công cụ tiếp thị của nghề mà trong đó bạn nên sử dụng màu sắc một cách thích hợp và kiên định. Tất nhiên, khi thuyết trình ở công ty, bạn phải sử dụng hệ thống nhận dạng thương hiệu của công ty, tuy nhiên sẽ nó sẽ giúp bạn chuyên nghiệp hơn để có được sự nhận dạng thương hiệu riêng trong các giao tiếp cá nhân và nghề tiếp thị.
Màu sắc có sức mạnh đến kỳ diệu. Nó là công cụ xây dựng thương hiệu cá nhân quan trọng, vì thế hãy sử dụng thật thông minh và kiên định để trở thành công cụ phụ trợ cho các hoạt động xây dựng thương hiệu cá nhân của bạn. Để chắc chắc tạo được màu sắc phù hợp với mình, hãy làm theo 5 quy tắc được liệt kê dưới đây:
Hãy chắc chắn, màu sắc mà bạn lựa chọn phải….
1. Đúng đắn, chính xác: Hãy trở thành một người am hiểu sâu sắc về ý nghĩa của từng màu sắc khác nhau. Lựa chọn một màu mà nhấn mạnh được các thuộc tính thương hiệu của bạn và tránh lựa chọn chỉ một màu đơn giản vì đó là màu yêu thích của bạn.
2. Có liên quan: Phải chắc chắn rằng màu này có liên quan và thu hút khách hàng mục tiêu. Kiểm tra lựa chọn màu sắc với khách hàng mục tiêu của bạn trước khi có quyết định chính thức.
3. Văn hóa đúng: Hãy chắc chắn rằng chúng phải được chấp nhận ở các nền văn hóa trên thế giới, những nơi mà bạn có kế hoạch kinh doanh.
4. Áp dụng kiên định: Luôn luôn sử dụng những màu sắc giống nhau. Hiểu được công thức the PMS, RGB (đỏ, xanh lục, xanh dương) và CMYK (lục lam, đỏ tươi, vàng) cho bức tranh bạn lựa chọn. Người thiết kế thương hiệu cá nhân có thể được trợ giúp bằng Adobe Illustrator, Photoshop, và InDesign để tạo được màu sắc như ý muốn.
5. Có sự lặp đi lặp lại. Nhấn mạnh màu sắc thương hiệu cá nhân trong tất cả các công cụ tiếp thị (website, business cards, các chất liệu marketing, resume, thư cảm ơn….).

Bookmark