Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2009

Tư duy đồ họa

Bạn mới bước chân vào lĩnh vực thiết kế đồ họa với bao nhiêu bỡ ngỡ và ko biết bắt đầu từ đâu? Bạn lo lắng về font chữ, màu sắc, ngôn ngữ tạo hình… cho những sản phẩm đồ họa mà bạn đang ấp ủ? Bạn rất muốn làm 1 cái gì đó thật cool, thật độc có thể nói là hàng khủng để show hàng cho mọi người trầm trồ, thán phục? Chẳng sao cả. Tất cả những suy nghĩ đó rất rất bình thường đối với các designer nói riêng và anh em “nghệ” nói chung.

Bài đầu tiên chúng ta nghiên cứu là: Typography. Vậy cũng nên tìm hiểu 1 chút Typography là gì?

Typography là một phương pháp thiết kế mà trong đó những nguyên liệu ta chọn là text, những ký tự, font chữ. Thông qua những kỹ thuật riêng của mình để cho ra đời một tác phẩm. Các kỹ thuật đó bao gồm chọn kiểu chữ, kết hợp chữ hoa hay thường, phân mảng, sử dụng đường viền hay kết hợp với những thành phần phụ trợ khác...

Ở đây chúng ta không bàn đến ý tưởng cao siêu mà chỉ dừng lại ở phương pháp tư duy cơ bản để bất cứ ai mới vào nghề cũng có thể thực hành hoặc phát triển thành phương pháp tư duy cho riêng mình dưới dạng bài tập đơn giản.

Hãy thử “chơi” với cụm chữ:
fAshiOn foR mAN

Mình vừa “sáng tạo” đấy! Bạn có đọc được không? Chắc là có nhưng hơi … Ba chấm xuống dòng.

Khởi đầu nan:
Thay đổi tất cả các font chữ có thể. Chọn lấy cái mà bạn cho là phù hợp. Cái này là quan điểm của mỗi người không có quy luật chung.
Bạn có thể chọn các font chữ khác nhau, chữ thường, chữ HOA …



Phát triển từ font chữ đã lựa chọn.
Điều khó ở đây có lẽ là chọn hướng phát triển cho cụm chữ. Cái này phụ thuộc rất nhiều vào “Gu” thẩm mỹ cũng như kinh nghiệm làm nghề của mỗi người và tất nhiên là có thêm chút chút ý tưởng thì càng tốt (ví dụ: bạn có thể thêm chiếc mũ “cao bồi” cho chữ A hay ký hiệu giới tính cho chữ O chẳng hạn … mục đích là phải ra “chất” đàn ông)



Phá vỡ quy luật
Thay vì sử dụng những font chữ có sẵn và cách nhấn nháy đậm nhạt, Chúng ta sẽ tiến thêm bằng cách phá bỏ những thứ có sẵn để thiết lập 1 cách thể hiện mới và khác biệt.
Phải luôn luôn nhớ: Mới và Khác.



Trong quá trình tư duy “tìm cái khác biệt” sẽ khó tránh khỏi những ý tưởng ngu ngốc, nên chấp nhận để phát triển.
Hãy xem ví dụ bên dưới: Rõ ràng nó khác với những cái đã có nhưng không mang lại hiệu quả về mặt thẩm mỹ. Nhịp điệu “tí tởn” hơn nhưng lại cho người nhìn cảm giác khó chịu và củ “Chuối”.



Gọt rũa thành quả:
Sau khi đã có bố cục ưng ý nhất (theo cá nhân) hãy gọt rũa, thêm “gia vị”, thay đổi màu sắc, … và hoàn thiện tác phẩm.


nguồn: vietphotoshop.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét